• Trang chủ
  • Blog
  • Freelancer là gì? Tổng quan và cách kiếm tiền với Freelancer

Freelancer là gì? Tổng quan và cách kiếm tiền với Freelancer

0

Posted in Phát Triển Bản Thân on 27/03/2020

Freelancer (nghề tự do) đang trở thành xu hướng lựa chọn việc làm của những người trẻ, với sự thoải mái, không ràng buộc và thỏa sức sáng tạo. Hiện tại có nhiều doanh nghiệp thích thuê các freelancer để làm một số công việc của mình, đơn giản vì chi phí rẻ hơn rất nhiều so với một công ty dịch vụ hoặc lập thêm một phòng ban mới.

Còn về freelancer, họ có nhiều cơ hội việc làm, vì có thể cùng lúc làm nhiều dự án, không có giới hạn làm cho bao nhiêu người. Điều quan trọng là freelancer phải trả kết quả công việc đúng như cam kết trong hợp đồng.

freelancer-la-gi

Freelancer là gì?

Có thể hiểu đơn giản, freelancer là những người làm công việc tự do, tự do về thời gian, tự do về địa điểm, tự do về dịch vụ họ cung cấp, và tự do hợp tác với bất kỳ khách hàng nào họ muốn. Họ không phụ thuộc vào bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.

Đặc điểm của nghề freelancer là họ đưa ra dịch vụ của mình và chọn người trả giá cao nhất để thực hiện. Một freelancer có thể làm việc cùng lúc cho nhiều khách hàng khác nhau.

Thông thường các hoạt động giao dịch giữa freelancer và khách hàng diễn ra trên internet, có thể thông qua website giới thiệu của freelancer, hoặc một trang trung gian chuyên cung cấp các dịch vụ freelancer.

Nhóm đối tượng phù hợp với nghề freelancer

Tại Việt Nam, freelance tập trung ở các nhóm nghề thiên về sáng tạo hoặc đòi hỏi sự đào tạo khá bài bản và kinh nghiệm lâu năm. Ví dụ: Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp, kế toán, bác sĩ, nhiếp ảnh gia, thiết kế đồ họa, thời trang, nội thất, viết báo, PR…

freelancer-la-gi

Người gia nhập freelancer đòi hỏi có cá tính, không thích bị gò bó trong công việc và dám chịu trách nhiệm với quyết định cá nhân.

Freelancer đang kiếm tiền ở Việt Nam như thế nào?

Để trở thành một freelancer, điều đầu tiên là bạn phải thật sự sở hữu một dịch vụ nào đó có “giá trị” mà bạn có thể cung cấp cho các khách hàng tiềm năng. Hầu hết mọi freelancers đều cung cấp những dịch vụ thuộc sở trường của mình. Dịch vụ có giá trị ở đây có thể là bất cứ một dịch vụ nào mà bạn có thể tưởng tượng ra được.
Sau đây là một vài hình thức phổ biến của freelancer:

  • Dịch thuật/viết lách
  • Thiết kế
  • Viết bài (copywriting)
  • Làm video (intro, PR,…)
  • Các dịch vụ về SEO (backlink, content,…)
  • Làm website, blog,…
  • Viết phần mềm
  • Lập trình
  • Marketing online
  • Tăng lượt truy cập cho website
  • Các dịch vụ về Facebook (Tăng like fanpage, like ảnh, comment….)
  • Quản lý fanpage
  • Sale và marketing
  • Dịch vụ về youtube
  • Tăng lượt xem Youtube, Video, lượt nghe nhạc,…
  • …..bất cứ thứ gì mà bạn có khả năng và người khác cần khả năng của bạn.

Cơ hội cho Freelancer lớn như thế nào?

Nhu cầu của thị trường cho các freelancer dù làm ở nước ngoài hay ở Việt Nam đều rất cao. Hiện nay ở Việt Nam, các công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất phổ biến.

Thay vì phải tuyển thêm nhân viên hay mở phòng ban mới, để tiết kiệm giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả công việc và bổ khuyết các kỹ năng còn thiếu của nhân viên nên các công ty này sẽ có xu hướng “outsource” bên ngoài.
Vì vậy, nhu cầu thị trường việc freelance và thuê ngoài trong nước ngày càng tăng cao, đem đến nhiều cơ hội việc làm cho freelancer. Nếu bạn để ý, dạo quanh các trang web việc freelancer hay dạo trên social điển hình như Facebook, thì việc nhìn thấy các post tuyển dụng hay thuê dịch vụ như thế này rất phổ biến.

freelancer

Điều đó cho thấy nhu cầu thị trường cho freelancer là rất lớn. Bên cạnh đó, với yêu cầu cao về chất lượng nên số lượng các freelancer đáng tin cậy ngày càng tăng dẫn đến thị trường freelancer đang rất cạnh tranh. Đây cũng chính là cơ hội và thách thức cho các freelancer.

Freelancer kiếm việc như thế nào?

Những trang bị cần thiết của một Freelancer

Dưới đây là những phương tiện cần thiết “ở mức độ căn bản” để bạn có thể khởi nghiệp thành một freelancer:

  • Danh mục các dịch vụ cung cấp: ví dụ các dịch vụ liên quan đến FB như tăng like, tăng sub, quảng cáo FB… hay là 1 copywriting chuyên viết bài PR, quảng cáo hoặc bạn đang cung cấp các khoá học nội dung số…
  • Tạo portfolio, đây là phương tiện để bạn thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ bạn cung cấp.
  • Xây dựng một trang web quảng bá cá nhân. Nếu bạn chưa có một trang web của riêng mình thì bạn nên làm ngay đi.
  • Số điện thoại để khách hàng liên lạc đến bạn…
  • Một business card (card nói về công việc và các yếu tố để liên lạc với mình)
  • Lý tưởng nhất là một địa chỉ kinh doanh (như là hòm thư hoặc sử dụng các dịch vụ thư tín)
  • Những giấy tờ chứng nhận (bạn có thể có được sau một thời gian hoạt động)
  • Lập kế hoạch để thực hiện, làm sao để kiếm được việc làm.
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook. Vì sao cần xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook? Đây là việc cực kỳ quan trọng, vì nó là nơi đối tác, khách hàng sẽ tìm đến bạn.
Đừng bỏ lỡ:  Cách Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả Với Ma Trận Eisenhower

Rèn luyện kỹ năng – Freelancer cần những kỹ năng gì?

Đây là hoạt động rất quan trọng của một freelancer.

  • Làm freelancer là một dạng làm ông chủ của bản thân mình. Bạn cần trang bị kiến thức nền tảng của người làm kinh doanh.
  • Kỹ năng sale, vì bạn đang đi bán dịch vụ của mình mà đúng không.
  • Kỹ năng giao tiếp, giao tiếp quyết định 70% thành công của dự án, vì bạn phải giao tiếp trực tiếp với khách hàng.
  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng, vì nếu họ không vui, họ sẽ không trả tiền.
  • Kỹ năng quản lý thời gian, vì muốn kiếm được nhiều tiền, bạn phải làm được nhiều việc.
  • Bạn không được ngại công việc, vì nếu ngại công việc thì sẽ không có gì mà làm.
  • Không ngừng học hỏi là yếu tố quan trọng để phát triển nghề freelance của bạn.
  • Sẵn sàng hi sinh, đánh đổi nhiều thứ khác trong cuộc sống để tập trung làm việc vượt qua giai đoạn đầu
  • Quá nhiều thứ yêu cầu bạn phải có nhưng bạn đừng quá lo lắng vì tất cả các kĩ năng trên chúng ta đều có thể rèn luyện được nếu bạn đã quyết tâm và có đam mê với nghề.

Các ưu điểm, nhược điểm khi tham gia kiếm tiền với Freelancer

Ưu điểm:

  • Tiềm năng thu nhập cao: dù bạn là freelancer như một công việc làm thêm hay là “full time”, thậm chí bạn đang có một team freelancer đang làm việc cùng với nhau thì mức thu nhập của một freelancer thường là cao hơn so với người làm công việc văn phòng chính thức.
  • Làm việc bất cứ khi nào bạn muốn: Bạn có thể thoải mái sắp xếp thời gian làm việc cho cuộc sống của bạn thoải mái hơn, chỉ cần bạn đảm bảo thời gian hoàn thành dự án mà bạn và người thuê bạn đã thống nhất với nhau.
  • Bạn có thể làm việc bất cứ địa điểm nào: ở nhà, quán cafe, công viên… bất cứ đâu bạn cảm thấy thoải mái. Thậm chí là trong lúc đi du lịch.
  • Bạn sẽ học được nhiều kĩ năng hay ho và tiến bộ nhanh chóng: Khi bạn làm freelancer, bạn sẽ tối ưu hóa được khả năng của mình, từ dự án này qua những dự án khác, bạn càng ngày càng được thực hành nhiều, kỹ năng càng được nâng cao, vọc được nhiều thủ thuật, phương thức làm việc tối ưu và hiệu quả hơn, qua đó sẽ hoàn thành các dự án tiếp theo nhanh hơn, nhận nhiều dự án hơn, phát triển được thêm nhiều công việc liên quan.
  • Không ai có thể kiểm soát: như đã nói ở trên, bạn chính là ông chủ của mình. Chỉ cần bạn hoàn thành đúng deadline như đã thoả thuận với khách hàng.
  • Có nhiều cơ hội hợp tác, phát triển: Bạn có cơ hội làm việc tự do và nâng cao kỹ năng. Đồng thời bạn sẽ có thêm cơ hội giao lưu hợp tác với nhiều người làm ở nhiều ngành nghề khác nhau. Biết đâu sẽ có một cơ duyên hợp tác và thay đổi cuộc đời bạn.

Nhược điểm:

  • Khởi đầu khó khăn cho người mới, không phải ai cũng làm được: Để làm freelancer thì bạn phải cần có 1 kỹ năng, như vậy lại rất khó cho nhiều người mới, còn lạ lẫm với lĩnh vực marketing online, kiếm tiền online.
  • Nếu bạn làm những việc dễ, cạnh tranh sẽ rất lớn: “Cạnh tranh” là vấn đề xảy ra ở bất cứ lĩnh vực nào, kiếm tiền freelancer cũng thế, nếu công việc của bạn đơn giản như tăng like, dịch thuật, thiết kế…thì bạn có rất nhiều đối thủ cũng đang làm freelancer như bạn. Thậm chí dịch vụ của họ còn tốt hơn, giá dễ chịu hơn dịch vụ của bạn, vì vậy bạn phải không ngừng nỗ lực tìm ra các dịch vụ, công việc “độc đáo”​mà hiếm người có thì bạn mới có thể đột phá, có nhiều khách hàng cũng như làm lâu dài.
  • Thu nhập có thể sẽ không đều đặn: Bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một “tinh thần thép” với những giai đoạn sẽ không có đơn hàng nào. Bạn cần phải lên kế hoạch cho thời gian và tiền bạc, sẵn sàng làm việc chăm chỉ, bồi dưỡng thêm kiến thức để có thể làm việc năng suất và hiệu quả khi có nhiều công việc, hợp đồng.
  • Có thể mất nhiều thời gian để có khách hàng thân thiết: Là một freelancer bạn cần phải mất rất nhiều thời gian chứng minh năng lực, uy tín, thương hiệu của mình để có được lòng tin của khách hàng.
  • Quản lý thời gian và quản lý dự án có thể là một thách thức với nhiều người: Trong khi một số người thích sự đa dạng trong công việc với nhiều dự án tại một thời điểm, thì những người khác lại cảm thấy rất khó để thực hiện nhiều việc cùng lúc và việc quản lý thời gian là rất khó khăn.
Đừng bỏ lỡ:  18 Phương Pháp Tự Học Hiệu Quả Nhất Dành Cho Bất Cứ Ai (2023)

Kênh để freelancer tiếp cận đến khách hàng của mình

Việc làm freelance thường là những công việc được đăng tải online trên các diễn đàn, trang mạng xã hội hay trang việc làm – tuyển dụng. Sau đó, freelancer sẽ liên hệ với khách hàng hoặc chào giá để nhận được công việc mong muốn.

freelancer

Dưới đây là một số gợi ý giúp trả lời cho câu hỏi tìm việc làm freelance hay freelancer tiếp cận khách hàng của mình ở đâu.

Những mối quan hệ:

  • Mạng lưới bạn bè càng đa dạng, khả năng bạn kiếm được khách hàng của mình càng cao. Hãy chăm chỉ tham gia các buổi oƍine và tạo dựng những mối quan hệ ngoài đời lẫn trên mạng xã hội.
  • Sử dụng mạng xã hội cũng là một cách để bạn có thể mở rộng mối quan hệ và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Hãy kết bạn với những người dùng mạng xã hội phù hợp với lĩnh vực bạn đang làm và nói chuyện với họ. Cơ hội sẽ đến vào lúc bạn không ngờ tới nhất.

Mạng xã hội, forum:

Một trong những mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam bây giờ là Facebook. Gần như chúng ta có thể tìm kiếm tất cả các thông tin trên mạng xã hội này.

Bạn hãy tham gia những nhóm tuyển dụng, trang fanpage việc làm tự do hay những nhóm liên quan đến lĩnh vực, kỹ năng chuyên môn của bạn để tìm kiếm cơ hội cho mình.

Tham gia chia sẻ những bài đăng hữu ích, thảo luận tích cực để vừa có thể học hỏi thêm kinh nghiệm, vừa có thể xây dựng mối quan hệ.

Một số group của các cộng đồng freelancer khác nhau có thể bạn sẽ rất quan tâm:

– Việc làm Freelancer thiết kế đồ hoạ Việt Nam:
https://www.facebook.com/groups/166385260585807/
– Việc làm Freelancer: https://www.facebook.com/freelanceparttimejob/
– Group Freelancer Việt Nam:
https://www.facebook.com/vietnamfreelancer/
– Cộng đồng freelancer Việt Nam:
https://www.facebook.com/groups/congdongfreelancers/
– Cộng đồng Digital Marketing:
https://www.facebook.com/groups/CongDongDigitalMarketingVNN/
– Cộng đồng Freelancer Content Việt Nam:
https://www.facebook.com/groups/407179769647555/
– Vẽ minh hoạ – Illustrator:
https://www.facebook.com/groups/665585736874905/
– IT Jobs & Internship (Vietnam):
https://www.facebook.com/groups/ITjobsandinternshipsvietnam/
– Việc làm IT Việt Nam:
https://www.facebook.com/groups/vieclamitvietnam/
– …

Ngoài Facebook, các forum (diễn đàn) và rất nhiều kênh khác cũng là những nguồn hữu hiệu giúp bạn tìm công việc hoặc khách hàng tìm đến bạn. LinkedIn là một ví dụ. Hãy chăm chút hình ảnh và thương hiệu bản thân qua profile LinkedIn của bạn.

Các nhà tuyển dụng, các công ty cần nhân sự làm việc ngắn hạn…trên toàn thế giới, có thể biết đến bạn và chủ động tìm đến bạn khi họ ấn tượng bởi profile chuyên nghiệp và thể hiện được những thế mạnh bạn có.

Website chuyên tìm kiếm freelancer

Các trang web này có cách làm việc khá giống nhau. Thường thì khách hàng sẽ đăng dự án lên một trang web. Sau đó, các freelancer vào chào giá. Freelancer sẽ đưa ra mức thù lao mong muốn, thời gian dự kiến hoàn thành và lý do tại sao họ là người phù hợp nhất để làm việc này.

Sau khi xem xét, khách hàng sẽ chọn ra người được cho là phù hợp nhất và đặt cọc cho dự án để freelancer bắt đầu làm việc. Khi freelancer hoàn thành công việc sẽ nhận thù lao.

  • Nếu tiếng Anh của bạn tốt và tự tin giao tiếp thương thảo với người nước ngoài, bạn có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua các website nước ngoài như: Guru.com, Upwork.com, Freelancer.com…​
  • Còn nếu Tiếng Anh của bạn chưa tốt thì có các website Việt Nam: Vlance.vn​, Freelancerviet.vn​,​ 50k.vn…

Năng lực cạnh tranh

Cuộc chiến cạnh tranh kiếm việc freelance ngày càng khốc liệt, càng khó khăn theo thời gian. Để duy trì được kết quả BỀN VỮNG, thì chúng ta cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình lên bằng cách:

  • Quyết định những gì bạn sẽ cung cấp: với freelancer thì bạn nên xác định từ đầu là mình có thể làm được gì, mình sẽ mở dịch vụ gì, đăng dịch vụ tại đâu, làm thế nào để nhiều người biết tới dịch vụ của mình, mình sẽ tiến hành như thế nào cho chuyên nghiệp,…bạn hãy lập ra “business plan” của riêng bạn và xem xét kỹ từng bước.
  • Xác định thị trường mục tiêu của bạn: Ai cần những gì bạn cung cấp? Quyết định xem bạn có chuyên môn hóa trong một lĩnh vực cụ thể của dịch vụ của bạn hay không. Đây là thời điểm để quyết định thương hiệu của bạn và đề xuất bán hàng độc đáo.
  • Xây dựng nền tảng đa kênh vững chắc: từ website, youtube, mạng xã hội…
  • Định vị giá của bạn: Hãy chắc chắn rằng bạn tính giá đủ để trang trải phí của bạn, thời gian để làm công việc, cũng như kiếm sống.
  • Bắt đầu tiếp cận để tìm khách hàng: Quyết định bạn sẽ dùng những kênh nào để tiếp cận khách hàng tiềm năng của bạn.
  • Học tập các Freelancer khác
  • Trong kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, bạn chỉ cần đứng yên thì đối thủ sẽ nhanh chóng vượt mặt bạn
  • Bạn đang làm tốt, có nhiều dự án hôm nay không có nghĩa ngày mai cũng thế, hãy luôn sẵn sàng nghĩ phương án 2 cho mọi trường hợp để hoạt động công việc bền vững nhất
  • Luôn tìm kiếm ngách mới, chân trời mới để đi.
  • Đặt trọng tâm vào vấn đề xây dựng thương hiệu cá nhân.
  • Tối ưu thu nhập, đề ra mục tiêu tài chính mỗi tháng, tháng này thu nhập 10 triệu, tháng sau phải 20 triệu, tháng sau phải cao hơn nữa thì bạn mới không ngừng tiến bộ được.
  • Định hướng phát triển nghề nghiệp bền vững, hãy xây dựng cho mình một team riêng trong tương lai, kết hợp với các anh em freelancer khác. Bản thân bạn với vai trò như là Account Manager để nhận dịch vụ.

Những bí kíp mang lại thành công khi kiếm tiền với freelancer

  • Có 1 kế hoạch phát triển chuyên nghiệp.
  • Đừng “chém gió” với khách hàng, hãy trung thực với khả năng của mình và kết quả công việc
  • Giữ vững tâm thế khách hàng giao A, hãy làm A+. Đừng nghĩ như vậy là mình đang chịu thiệt, bạn sẽ bất ngờ với kết quả mình nhận được
  • Làm dịch vụ là “làm dâu trăm họ”, nên cố gắng duy trì khách hàng thân thiết và tìm khách hàng dễ tính mà hợp tác để đỡ bị “vật”.
  • Làm cho dịch vụ của bạn chuyên nghiệp hơn các Freelancer khác
  • Nội dung dịch vụ : Phải rõ ràng, nêu đầy đủ cụ thể lợi ích của khách hàng khi đặt hàng qua bạn, bạn sẽ làm được gì, cam kết như thế nào,…
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân: đặc biệt là trên Facebook và Linkedin. Trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn chọn. Có tinh thần sharing, hãy chia sẻ cho cộng đồng biết đến giá trị của bạn.
  • Có website/blog riêng chia sẻ kiến thức về lĩnh vực bạn làm hoạt động. Điều này là rất cần thiết, vì khi bạn có website thì sẽ có rất nhiều cách để marketing cho dịch vụ của bạn qua website .
  • Có kênh youtube riêng
  • Có Fanpage riêng (Tham khảo cách tạo fanpage tại đây)
  • Có Cộng đồng riêng cho lĩnh vực của bạn.
  • Sử dụng các công cụ, phần mềm nhằm rút ngắn thời gian làm việc.
  • Khách hàng sẽ rất thích những món quà miễn phí từ bạn. Sử dụng quà tặng khéo léo là một cách tuyệt vời để tạo thiện cảm khách hàng dành cho bạn và duy trì mối quan hệ lâu dài.
  • Phân tích ưu và nhược điểm, tối ưu hóa dịch vụ: luôn cập nhật và học hỏi
  • Luôn sáng tạo: hãy luôn suy nghĩ tìm ra hướng đi tốt nhất cho dịch vụ của bạn. Còn cách nào tối ưu hơn, hiệu quả hơn. Nếu bạn có ý tưởng gì hãy viết ngay ra giấy hoặc note trên điện thoại, vì tin tôi đi, bạn sẽ quên ngay ngày hôm sau nếu không viết xuống.
  • Hợp tác: Trong quá trình kiếm tiền với freelancer của bạn, bạn sẽ gặp gỡ, quen biết với 1 số freelancer khác, hoặc sẽ có những lúc bạn phải đi thuê freelancer, hoặc bạn sẽ có cơ hội làm việc với 1 số đối tác trong ngành mà bạn thích. Nếu có cơ hội hợp tác với họ để gia tăng thu nhập, phát triển công việc, đôi bên cùng có lợi thì đừng ngại đặt vấn đề, có thể bạn sẽ có cơ hội làm việc với 1 dự án mới đầy thú vị.
  • Học cách quản lý tài chính.
  • Liên tục cải tiến và update năng lực bản thân
  • Không chủ quan, nổ lực tối ưu và thay đổi
  • Chạy nhanh hơn, đón đầu xu thế để không đối thủ nào bắt kịp
  • Follow các freelancer khác trong ngành và nỗ lực làm tốt hơn họ
  • Kết quả sẽ được hình thành theo thời gian, từng bước một. Chỉ cần chúng ta nổ lực, cải tiến và tối ưu từng hoạt động một, thì kết quả sẽ tăng trưởng đều theo thời gian.
  • Để gặt hái thành công thì chúng ta cần liên tục tiến về phía trước. Một trong những tố chất rất quan trọng của người làm kinh doanh để thành công đó là ĐÚC KẾT VẤN ĐỀ, TỐI ƯU HOÁ mọi hoạt động mà mình đang làm…
Đừng bỏ lỡ:  Cách Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả Với Ma Trận Eisenhower

Những sai lầm bạn có thể sẽ trả giá khi kiếm tiền freelancer

  • Chữ Tín. Một lúc ôm quá nhiều dự án, nếu bạn là người không biết cách quản lý công việc hiệu quả thì bạn sẽ dễ bị “bơi” trong trận chiến deadline. Không có kết quả công việc để bàn giao lại với khách hàng. Bạn sẽ trở thành người mất uy tín. Nặng hơn, có thể bạn sẽ vô tình trở thành người trong “sô-bít” khi bị khách hàng “bóc phốt” trên các cộng đồng. Dĩ nhiên đó là một trải nghiệm tồi không ai muốn.
  • Duy trì các khách hàng không phù hợp: nếu 2 bên không tìm được tiếng nói chung tốt nhất bạn nên ngừng hợp tác để tập trung cho những người thấy được giá trị của bạn.
  • Ràng buộc điều kiện, hợp đồng rõ ràng, cho dù đó là khách hàng quen đi chăng nữa, “tiền trao cháo múc” tránh bị khách hàng bùng kèo
  • Vấn nạn “scam”.
  • Phá giá
  • Và đây là vấn đề thường gây “nhức nhối”:

Vâng, là chuyện bị nhờ vả. Hãy giữ nguyên tắc và tôn trọng công việc của mình. Đừng làm “chùa” cho người khác.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>